TẾ BÀO GỐC

Ngày đăng: 11-08-2021

Cơ thể con người chứa hàng trăm loại tế bào quan trọng khác nhau nhằm mang lại cơ thể khỏe mạnh cho ta. Các tế bào chịu trách nhiệm duy trì chức năng thiết yếu hàng ngày chẳng hạn như nhịp tim, hoạt động não, lọc máu ở thận, thay mới tế bào da, v.v. Công việc duy nhất của tế bào gốc là sản sinh mọi tế bào phục vụ những chức năng này.

Tế bào gốc là những tế bào sơ khai có khả năng tự thay mới. Khi phân chia, chúng có thể tạo ra các tế bào biệt hóa, hình thành những cơ quan và mô khác nhau. Số lần phân chia của tế bào gốc là không giới hạn.

Biệt hóa là sự biến đổi tế bào gốc thành tế bào của một mô cụ thể để thực hiện một chức năng nhất định.

Một số loại tế bào gốc:

  • Toàn năng (Totipotent): có khả năng tạo thành bất kỳ cơ quan và sinh vật hoàn chỉnh.
  • Vạn năng (Pluripotent): có khả năng tạo thành nhiều mô khác nhau, nhưng không phải sinh vật hoàn chỉnh.
  • Đa năng (Multipotent): có thể biến đổi thành một số loại tế bào, thường là một phần của cơ quan hoặc mô.
  • Đơn năng (Unipotent): chỉ tạo ra một loại tế bào.

Tế bào trưởng thành (tế bào của sinh vật trưởng thành) được lập trình để phân chia một số lần nhất định, sau đó chúng chết đi và được thay thế bằng những tế bào mới. Tế bào gốc không bị hạn chế như vậy mà có khả năng phân chia vô hạn, hỗ trợ hoạt động thiết yếu của các tế bào trưởng thành đã biệt hóa.

Bạn có biết: số lượng tế bào gốc giảm dần theo thời gian.

Đặc điểm chính của tế bào gốc:

  • Khả năng phát triển thành tế bào của một mô trong cơ thể.
  • Khả năng di chuyển đến khu vực bị tổn thương để chữa lành.
  • Enzyme telomerase hoạt tính ở tế bào gốc có tác dụng kéo dài các telomere (có chức năng bảo vệ nhiễm sắc thể và DNA), giúp tế bào biệt hóa tiếp tục phân chia và mở rộng vòng đời.

Da người có khả năng tự chữa lành nhờ chứa nhiều tế bào gốc. Tế bào gốc đóng vai trò hàng đầu trong hoạt động tái tạo và duy trì khả năng tự điều hòa. Mỗi loại tế bào gốc đóng một vai trò trong việc duy trì tính toàn vẹn của da.

Tế bào biểu bì có nhiệm vụ chính là bảo vệ nên quá trình thay mới cần diễn ra liên tục.

Tế bào gốc ở lớp biểu bì và hạ bì rất “thân thiện”bởi chúng biết trao đổi tín hiệu hóa học để tăng tốc hoặc làm chậm quá trình phân chia.

Các tế bào gốc của da không chỉ tương tác với nhau mà còn với tế bào biệt hóa và tế bào đại diện cơ quan chức năng, chẳng hạn như tế bào miễn dịch. Để da phục hồi trạng thái khỏe mạnh hiệu quả, tế bào gốc cần có khả năng điều hướng trong nhiều môi trường khác nhau, đánh giá tình hình và kịp thời kích hoạt những phản ứng nhất định. Trường hợp xảy ra hiểu lầm giữa các tế bào gốc, cơ thể có thể đối mặt với cơ số vấn đề lớn nhỏ như vết thương không lành hay hình thành khối u.

Tại sao tế bào gốc được đưa vào mỹ phẩm?

Tế bào gốc có trong mỹ phẩm không phải tế bào người hay động vật, mà là tế bào nguồn gốc thực vật. Với vai trò thành phần kem dưỡng, tế bào gốc không có khả năng biệt hóa hay phân chia.

Khả năng này thực ra cũng không cần thiết bởi tế bào gốc ở đây đảm nhiệm chức năng hoàn toàn khác là giúp tế bào da đỡ nhạy cảm hơn với hormone và chất dẫn truyền thần kinh - những chất truyền vô số tín hiệu trong cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy mỹ phẩm chứa tế bào gốc thực vật có tác dụng đảo ngược những thay đổi liên quan đến tuổi tác trên da và làm chậm quá trình lão hóa của nang tóc - đây là kiểu tác động gián tiếp chứ không phải trực tiếp như khi tham gia điều trị bệnh tật nghiêm trọng.

 

Để lại bình luận