TẾ BÀO CẢM GIÁC MERKEL

Ngày đăng: 16-07-2021

Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng các giác quan, thông qua một cử chỉ quan trọng là chạm.

 Cảm giác vui vẻ nhờ cái chạm dịu dàng hay không vui khi ta chạm phải mối nguy hại - tất cả đều được điều khiển bởi một loại tế bào trong cơ thể. 

Bản chất của cảm giác xúc giác

 Khả năng cảm nhận của chúng ta phụ thuộc vào các thụ thể cảm giác trong da. Các thụ thể này kích hoạt những kênh ion giúp phát hiện và chuyển đổi kích thích cơ học thành tín hiệu điện. Tín hiệu điện sau đó đi vào hệ thống thần kinh trung ương, nơi chúng được diễn giải thành các cảm giác mà ta nhận biết.

 Phức hợp tế bào thần kinh Merkel chịu trách nhiệm thực hiện quá trình này. Phức hợp này bao gồm hai loại tế bào liên hệ mật thiết với nhau - tế bào thần kinh cảm giác và tế bào biểu mô Merkel. Đây là một quần thể tế bào hiếm, đặc trưng của hầu hết các loài động vật có xương sống, được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà khoa học Sigmund Merkel. Các tế bào này liên kết với tế bào thần kinh cảm giác ở phần tiếp giáp biểu bì và hạ bì. 

Nghiên cứu gần đây cho thấy tế bào Merkel là thành phần thiết yếu của thụ thể cảm giác trên da. Ta cảm nhận được mọi cảm giác vật lý dưới đầu ngón tay là nhờ tế bào Merkel. Tế bào có hình tròn dài, bên trong dày đặc các thể vùi cho thấy khả năng thực hiện chức năng đa dạng.

 Điều thú vị là hầu hết các tế bào Merkel đều tập trung ở những vùng trên cơ thể có "độ nhạy" cao, chẳng hạn như bàn tay hay môi. Đó chẳng phải lý do người ta trao nhau những nụ hôn!

 Tế bào Merkel không chỉ phản ứng với các kích thích cơ học nhất định mà còn có khả năng phân tích khoảng thời gian và cường độ tiếp xúc, nhận biết cấu trúc bề mặt trơn hay nhám, cho ta cảm nhận độ chi tiết nhỏ đến 0,5 mm. 

Nhờ có tế bào Merkel, ta nhận biết được ngay cả những vùng lực tĩnh lặng và cử động nhẹ nhàng nhất xung quanh. 

Tế bào thần kinh Merkel giúp cuộc sống của ta thêm sinh động và giúp ta đảm bảo an toàn.

 

Để lại bình luận