SỰ THẬT VỀ MELANIN

Ngày đăng: 19-07-2021

Melanogenesis là quá trình hình thành melanin – sắc tố chịu trách nhiệm tạo nên màu da. Chúng ta liệu có biết rõ tất cả về quá trình này không? Melanogenesis không chỉ là “tạo màu” tự nhiên cho da, mà còn đóng vai trò là một phần trong quá trình trao đổi chất của toàn bộ cơ thể.

 Melanin - không chỉ trên da 

Hãy phân tích kỹ hơn nào - melanin là gì? Nó là một sắc tố được hình thành không chỉ ở da, mà còn ở các mô và cơ quan khác của con người. Việc sai lệch hàm lượng melanin so với tiêu chuẩn thậm chí còn có thể dẫn đến các bệnh khác nhau như bạch biến hoặc bạch tạng. 

Khi thảo luận về chủ đề này, sự hình thành sắc tố biểu bì (epidermal)nang (follicular) được nhắc tới nhiều nhất. Hai sắc tố này mang cả những đặc điểm chung và khác biệt, nhưng nhiệm vụ chính của chúng thì cùng là sản xuất melanin. 

Lưu ý: Melanin cực kỳ quan trọng với cơ thể, bởi nó là một loại bẫy với các gốc tự do có khả năng gây ra các khối u ác tính. 

Sắc tố melanin không thực sự tồn tại ở dạng tinh khiết, mà chỉ khi xâm nhập vào tế bào, các axit và protein mới nhanh chóng “tiếp nhận” chúng vào trong cấu trúc của mình. Một số dạng chính của melanin:

1. Eumelanin

2. Theomelanin

3. Rheomelanin

4. Niromelanin

Vì sao những người có làn da trắng dễ bị cháy nắng? 

Dạng phổ biến nhất của melanin là eumelanin (sắc tố nâu đen) và pheomelanin (sắc tố vàng-đỏ). Chúng chủ yếu được tìm thấy trong cấu trúc tóc và thường được trộn lẫn với nhau. 

Eumelanin bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Nó hấp thụ các phần tử của ánh sáng và bức xạ cực tím. Eumelanin tồn tại trong tóc và da sẫm màu, vậy nên khá dễ hiểu vì sao tóc và da sẫm lại có khả năng bảo vệ chống lại bức xạ tia cực tím cao hơn nhiều so với da và tóc sáng màu chỉ chứa pheomelanin. Pheomelanin không sở hữu đặc tính của một lá chắn chống bức xạ, vậy nên làn da sáng màu sẽ dễ bị “bỏng” nhanh hơn dưới ánh nắng mặt trời. 

Melanin không thể tự hình thành, mà cần sự giúp đỡ của các tế bào melanocyte (hắc tố). Chúng là thành phần tạo ra sắc tố melanin.

Màu da, tóc và mắt 

Bạn có biết: Các tế bào melanocyte không chỉ xác định màu da và tóc mà còn tạo nên cả màu cho tròng mắt nữa. 

Ngoài việc sản sinh sắc tố melanin và phân phối tới các tế bào da, hắc tố melanocyte còn tham gia vào các quá trình:

· Nhận biết tế bào sừng (thành phần chính của biểu bì da)

· Phản ứng miễn dịch

· Quá trình hình thành viêm da, v.v.

Lưu ý: Tế bào sắc tố có rất nhiều chức năng, nhưng chúng đều hướng tới một mục tiêu chung: bảo vệ da trước bức xạ UV. 

Màu da và tóc được hình thành thế nào? Trên thực tế, các tế bào hắc tố melanocyte nằm trên một lớp màng đặc biệt tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào. Lớp màng này xuất hiện ở mọi bộ phận của cơ thể, vì vậy mỗi tế bào hắc tố có khả năng “phục vụ” một lượng lớn tế bào sừng (mà tế bào sừng chiếm phần lớn nhất trong tế bào da). Melanin sau khi đi vào tế bào sừng sẽ nằm ở vị trí:

· Phía trên nhân tế bào – đối với người da trắng

· Chiếm toàn bộ tế bào – đối với người da màu.

Bạn có biết: vết cháy nắng tồn tại một thời gian dài trên da do một phần sắc tố melanin được hấp thụ bởi các tế bào ở lớp hạ bì chứ k phải lớp biểu bì. Lớp hạ bì là lớp sâu hơn của da và sẽ tự tái tạo sau trong vòng 3 tháng. 

Da sáng dần theo tuổi tác ?

 Từ độ tuổi 30 trở đi, cứ sau mỗi thập kỷ thì lượng hắc tố melanocyte lại được sản xuất ít hơn, vậy nên màu da của chúng ta sẽ nhạt hơn theo tuổi tác. Ngoài ra, nồng độ hormone cũng có ảnh hưởng đến sự tổng hợp melanin. Ví dụ, nồng độ estrogen cao kích thích sự sản sinh melanin trên da và ngược lại, khiến da trở nên đặc biệt nhạy cảm với bức xạ UV trong nửa sau của chu kỳ. 

Tắm nắng là một thú vui tuyệt vời, nhưng đôi khi nó có thể gây nên chứng tăng sắc tố. Hãy nắm rõ những biện pháp để bảo vệ bản thân khỏi điều đó nhé.

 

Để lại bình luận