SƠ ĐỒ KÝ ỨC CỦA DA

Ngày đăng: 20-07-2021

Mỗi ngày trong cuộc đời chúng ta được trải qua biết bao sự kiện mới mẻ! Nhiều người còn viết lên những cuốn sách về cuộc đời mình. Nhưng đôi khi, làn da cũng có thể kể lại về những sự kiện trong đời một cách hùng hồn hơn cả bản thân chúng ta, chỉ với những dấu vết lưu lại trên da. Hãy cùng bàn về các loại tổn thương da và cách khắc phục nhé.

 

Sẹo có thực sự xấu xí không?

Sẹo là một mô dạng sợi được hình thành để thay thế một vùng da mất đi do bị tổn thương hoặc viêm nhiễm.

 

Dưới đây là các loại tổn thương da:

 

  1. Sẹo lồi/phì đại (Keloid) – là sẹo nhô lên trên bề mặt da (do bỏng, mụn, phẫu thuật)
  2. Sẹo lõm (Atrophic) – là các hốc hoặc vết rỗ sâu tương đối trên bề mặt da (do các loại mụn, trứng cá, mụn thịt);
  3. Sẹo giãn/Rạn da (Striae) – là các vết rạn dài, nông, bị kéo căng, là hệ quả của sự đứt gãy các sợi elastin và collagen.

Lưu ý: Sẹo chỉ hình thành nếu vết thương đã đi tới một độ sâu đáng kể trong cấu trúc da. Khi đó, cơ thể bắt đầu nỗ lực bảo vệ da, lấp đầy những vùng da bị mất bởi một lớp mô đặc biệt, hình thành một vết sẹo. Có vài nghiên cứu khoa học gần đây chỉ ra rằng cân mạc (fascia – mạng lưới mô liên kết dưới da) cũng tham gia vào quá trình hình thành sẹo.

Có lẽ chúng ta đều biết rõ những nguyên nhân dẫn đến hình thành sẹo và rạn da:

  • Thương tật;
  • Bệnh ngoài da;
  • Trọng lượng cơ thể tăng đột ngột;
  • Thay đổi nội tiết tố;
  • Phẫu thuật/Can thiệp ngoại khoa;

Điều thú vị là những thay đổi này xảy ra chính xác ở những vùng da có nhiều mô mỡ nhất và da đàn hồi nhất. Ví dụ, những vết sẹo do mụn trứng cá thường tập trung trên má và vùng chữ T. Vùng da mềm mại nhất cũng chính là vùng da dễ bị tổn thương nhất!

 

Đừng từ bỏ, hãy phục hồi da!

 

Hiện tại thì sẹo lồi là “khó nhằn” nhất. Loại sẹo này mang những đặc điểm phức tạp riêng: chúng nhô lên bề mặt da và chứa các sợi collagen dày đặc bên trong, mang vẻ ngoài như một quả bóng bằng sợi đan chặt vào nhau. Và những quả bóng này thật sự rất khó phá huỷ. Những vết sẹo này có màu nâu và gây cảm giác khó chịu trên da.

 

Lưu ý: phương pháp điều trị sẹo lồi được chỉ định nghiêm ngặt với riêng từng cá nhân, bởi quá trình hình thành sợi collagen ở mỗi người diễn ra theo mỗi cách khác nhau.

Đương nhiên, chúng ta đều muốn chữa khỏi ngay những thứ mà tâm hồn và cơ thể phản đối. May mắn thay, ngày nay có rất nhiều cách khắc phục những khiếm khuyết về mặt thẩm mỹ. Chúng tôi sẽ liệt kê một số phương pháp điều trị cho các loại tổn thương:

  1. Phương pháp dùng thuốc. Bao gồm các loại vitamin, corticosteroid, enzym, chất điều hòa miễn dịch;
  2. Phương pháp vật lý trị liệu. Liệu pháp “áp lạnh” (cryotherapy – cho da tiếp xúc với không khí ở nhiệt độ rất thấp), liệu pháp X-ray, tái tạo da bằng laser, điện di;
  3. Phương pháp phẫu thuật;
  4. Phương pháp thẩm mỹ. Thay da (cơ học, hoá học), mài mòn da, liệu pháp ozone, liệu pháp tiêm vi điểm (mesotherapy) và tiêm collagen (đối với sẹo lõm).

Ngoài ra, một trong những giải pháp tuyệt vời giúp loại bỏ vết sẹo, thậm chí cả sẹo lồi, là những sản phẩm chứa silicone.

 

Các sản phẩm gốc silicone tác động một áp lực đều quanh vết sẹo để các sợi collagen trong vết sẹo được phân bổ chính xác và đồng đều. Hãy thử dùng một miếng dán silicone để thấy hiệu quả đặc biệt rõ rệt. Dưới miếng dán, vùng da bị tổn thương sẽ được cấp ẩm liên tục, và điều này và cực kỳ quan trọng đối với quá trình điều trị và ngăn ngừa sự phát triển thêm các mô không lành mạnh.

 

Một số vết sẹo sẽ ở lại với chúng ta cả đời, nhắc nhở ta nhớ về quá khứ. Trong cuộc sống luôn có những khoảnh khắc ta muốn nhớ mãi, và cả những khoảnh khắc ta chỉ muốn quên đi. Và cuộc đời mỗi con người độc nhất vô nhị chính là nhờ vào những sự kiện đặc biệt mà mỗi chúng ta trải qua. Tuy nhiên, với những vết sẹo gây khó chịu thì hãy tìm cách khắc phục chúng nhé.

 

Để lại bình luận