SAI LẦM PHỔ BIẾN TRONG CHĂM SÓC DA

Ngày đăng: 02-08-2021

NHỮNG LẦM TƯỞNG TRONG CHĂM SÓC DA

 

Ở mức độ nào đó, mỗi chúng ta đều là chuyên gia chăm sóc sắc đẹp cho chính mình. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu những nguyên tắc cơ bản của việc chăm sóc da và không mắc phải những sai lầm không đáng có. Hãy cùng tìm hiểu những lầm tưởng phổ biến để chúng không ngăn cản chu trình chăm sóc da của bạn nhé.

 

Tẩy da chết càng nhiều càng tốt?

 

Hoàn toàn không phải. Tất cả các loại tẩy da chết có hạt hoặc chất lột tẩy làm tăng tốc độ thay da chết đều nhằm mục đích làm sạch sâu cho da. Bằng cách loại bỏ lớp bụi bẩn và tế bào chết khỏi bề mặt da, các sản phẩm này mang lại một làn da khỏe mạnh và mịn màng.

 

Tuy nhiên, đừng quên rằng sau mỗi liệu trình như vậy, da sẽ cần thời gian để phục hồi. Lạm dụng tẩy da chết sẽ khiến da bị mỏng đi, làm suy yếu các chức năng bảo vệ của da, để lại một làn da yếu và kém tươi tắn.

 

Do vậy, bước tẩy da chết nên được thực hiện 1-2 lần 1 tuần đối với làn da dày sừng, 1 lần 1 tuần đối với da khô, và 2-3 lần 1 tháng đối với da mỏng yếu. Nếu bạn đang thực hiện liệu trình chăm sóc điều chỉnh các khuyết điểm trên da (nám, thâm mụn, nếp nhăn), tần suất tẩy da chết có thể tăng lên nếu có chỉ định của bác sĩ thẩm mỹ.

 

Toner là thừa thãi?

 

Không hề nhé. Mọi người thường cảm thấy không có đủ năng lượng, thời gian hay đủ quan tâm để sử dụng toner, mặc dù thực chất toner là một bước khá quan trọng. Toner hỗ trợ cho quy trình làm sạch da, loại bỏ chất tẩy rửa còn đọng lại trên da, và quan trọng nhất, toner hoạt động như một chất tăng cường (chất dẫn) cho các sản phẩm khác. Booster, serum hay kem dưỡng đều sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều sau khi sử dụng toner.

 

Nhiều loại toner hiện nay còn có thể được xịt lên trên lớp trang điểm để giữ nước cho da đủ ẩm suốt cả ngày.

 

Bọt có hại hay không?

 

Câu trả lời là không. Lượng bọt không phải luôn chỉ thể hiện mức độ mạnh của sản phẩm làm sạch mà nó còn phụ thuộc vào sở thích của người sử dụng nữa. Kết cấu của sữa rửa mặt càng lỏng thì làm sạch da càng tốt hơn. Chất tẩy rửa bề mặt – thành phần chịu trách nhiệm cho việc tạo bọt cho sản phẩm – có khi sẽ là những chất rất mạnh (như thành phần SLS nỏi tiếng) và gây ra cảm giác sạch căng tức, khó chịu, nhưng cũng có những chất tẩy rửa nhẹ nhàng phù hợp với cả những làn da nhạy cảm. Điều quan trọng ta cần phải hiểu là chất tẩy rửa bề mặt chỉ hoạt động trên bề mặt da chứ không hề thâm nhập vào da, nên chúng ta không cần phải e dè với chúng. Tuy vậy, với một số ít trường hợp ngoại lệ, bạn cần phải rửa sạch hết chất tẩy rửa để chúng không đọng lại trên da và làm tổn thương hàng rào bảo vệ da.

 

Các sản phẩm tạo bọt ít thì thường có thành phần tự nhiên hơn. Chúng có tác dụng làm sạch nhẹ nhàng và để lại cảm giác thoải mái sau khi dùng. Tuy nhiên đôi khi chỉ sử dụng 1 sản phẩm dịu nhẹ như vậy để làm sạch là chưa đủ, mà bạn sẽ phải thêm 1 bước làm sạch bên cạnh đó nữa, và nhiều người cũng không hề cảm thấy phiền về điều này.

 

Không cần rửa lại nước micellar?

 

Có thể bạn chưa biết, rửa sạch nước micellar là rất cần thiết đấy. Micellar đang là cái tên làm mưa làm gió trong ngành làm đẹp. Thật vậy, chúng rất hiệu quả và có tác dụng làm sạch da nhẹ nhàng. Tuy nhiên, khuyến cáo phổ biến rằng không nên rửa sạch nước micellar là không đúng.

Dựa trên thành phần, có thể chia nước micellar làm 3 loại: 

1. Có gốc Poloxamer (Poloxamer 184, Poloxamer 188, Poloxamer 407).

2. Có gốc là chất tẩy rửa tự nhiên dịu nhẹ (Lauryl Glucoside, Coco Glucoside)

3. Có gốc là chất nhũ hóa (PEG, PPG). Tất cả các loại nước micellar vừa kể trên đều nên được rửa sạch lại bằng nước hoặc toner để tránh gây kích ứng da.

Da có vấn đề luôn cần được giữ cho thật khô?

 

Thật ra là hoàn toàn ngược lại. Chăm sóc da dầu không dễ dàng như ta tưởng. Ngoài việc các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh dễ gây viêm nhiễm, da dầu thường rất dễ bị thiếu nước và cần được cấp ẩm thường xuyên. Nếu chúng ta cứ sử dụng toner có cồn, rồi tẩy da chết, rồi bỏ qua bước kem dưỡng, thì sẽ vô tình tạo nên một vòng luẩn quẩn: da bị khô, da sẽ cố gắng tự bảo vệ mình, và do đó còn tiết nhiều bã nhờn hơn. Bạn càng làm khô da, lớp màng bảo vệ da sẽ càng yếu đi, và càng làm da bóng dầu hơn.

 

Đắp mặt nạ tảo dẻo thật mỏng để tiết kiệm?

 

Hãy tiết kiệm thứ khác nha. Tất nhiên là được đắp mặt nạ nhiều lần hơn thì thật tuyệt. Nhưng với mặt nạ dẻo tảo biển, nguyên tắc “càng nhiều càng tốt” luôn luôn đúng 100%. Ngoài thành phần giàu dưỡng chất, mặt nạ tảo cũng tự hào về kết cấu dẻo của chúng. Mặt nạ tảo biển khi bôi lên da sẽ tạo nên một lớp màng dày, dẻo có kết cấu dễ chịu, và khi đông đặc lại sẽ làm da dịu và mịn màng hơn. Một lớp mặt nạ mỏng chắc chắn sẽ không mang lại hiệu ứng tuyệt vời như vậy.

 

Vùng da cổ và ngực không cần chăm sóc vẫn ổn?

 

Bạn luôn có thể làm tốt hơn thế đó! Chúng ta thường chỉ qua tâm chăm sóc da mặt và bỏ qua vùng da cổ và ngực. Kể cả có được thoa kem dưỡng, thì những vùng da này cũng không được hưởng sự chăm sóc của serum và mặt nạ. Trong khi đó, thực tế thì da cổ và ngực lão hóa nhanh hơn nhiều so với da mặt. Người Châu Âu mang đặc trưng bởi kiểu lão hóa chảy xệ với biểu hiện là các vùng da này bị chùng xuống, các góc cạnh gương mặt dần mất đi và xuất hiện ngấn cổ. Để làm chậm quá trình này, hãy nhớ chăm sóc da cổ và da ngực bằng cách tận dụng kem dưỡng, serum, mặt nạ cho da mặt để chăm sóc cả vùng da cổ và ngực, hoặc sử dụng sản phẩm dành riêng cho những vùng da này nhé.

 

Để lại bình luận