Do sợ cơ thể thiếu vitamin, chúng ta thường nhẹ nhàng bổ sung một vài vitamin phức hợp. Tuy nhiên, sử dụng thừa vitamin sẽ có thể dẫn tới hypervitaminosis – “ngộ độc vitamin”. Vậy làm thế nào để không sử dụng quá liều?
Ngộ độc vitamin?
Hypervitaminosis (ngộ độc vitamin) là tình trạng cơ thể bị nhiễm độc do hấp thụ một số loại vitamin với liều lượng dư thừa. Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin sẽ dễ dẫn tới ngộ độc hơn, nhưng ngay cả rau củ, trái cây, các loại hạt chúng ta ăn hàng ngày cũng cần có liều lượng phù hợp.
Để nhận biết được ranh giới vô hình giữa tốt và xấu, trước hết chúng ta phải nhìn nhận liệu pháp vitamin một cách nghiêm túc.
Dù vitamin không phải là thuốc, bạn cũng không được mua các loại vitamin một cách tùy tiện. Vitamin là những chất hữu cơ mà cơ thể cần với một liều lượng rất nhỏ, và ngộ độc vitamin có thể gây ra hậu quả lớn.
Lưu ý: Trước khi sử dụng vitamin, bạn cần phải làm các bài kiểm tra cần thiết. Kết quả kiểm tra sẽ cho biết cơ thể bạn đang thừa hay thiếu vitamin nào trong máu.
Vitamin được chia ra 2 loại: vitamin tan trong chất béo và vitamin tan trong nước. Một số vitamin phổ biến có thể kể đến:
- Tan trong nước: C, B1, B2, B3 (PP), B6, B1;
- Tan trong chất béo (vitamin có đuôi isoprenoid): A, D, E và K.
Đây là những vitamin thường xuyên được nhắc tới nhất, bởi chúng được tìm thấy ở nhiều nơi và gây ảnh hưởng khá đáng kể tới sức khỏe con người. Nhưng đây mới chỉ là 1 số rất ít thôi! Bây giờ hãy tưởng tượng xem có bao nhiêu nguyên tố vi lượng khác mà chúng ta hấp thụ hàng ngày từ thực phẩm... Và tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu một loại vitamin nào đó trong cơ thể vượt quá liều lượng tiêu chuẩn, hay thậm chí là nhiều loại cùng vượt quá lượng tiêu chuẩn cùng 1 lúc? Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải giữ chế độ ăn uống cân bằng.
Đừng đi quá giới hạn
Quá liều vitamin không chỉ dẫn đến sức khỏe kém mà còn làm tình trạng da xấu đi. Các loại vitamin cụ thể sẽ để lại hậu quả gì khi sử dụng quá liều?
Vitamin A (retinol) - ức chế mô xương và khớp, gây khô da và niêm mạc nghiêm trọng (thậm chí làm nứt và loét da), mờ mắt, rụng tóc và một số vấn đề da khác. Ngoài ra, khi cơ thể thừa vitamin A, ta dễ cảm thấy lờ đờ mệt mỏi, chán ăn và tăng cân.
Vitamin D (cholecalciferol) – đẩy mạnh quá trình “cốt hóa” quá mức, đồng thời khiến xương giòn và dễ gãy hơn, da khô và mất hoặc giảm độ đàn hồi, gây rụng tóc, giảm cân và giảm miễn dịch, cũng như tăng sắc tố da và tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời.
Vitamin E (tocopherol) – nghiêm trọng hóa tình trạng ngộ độc các loại vitamin khác, làm yếu cơ, mệt mỏi mãn tính và mờ mắt. Ngoài ra, một lượng quá lớn vitamin E trong cơ thể sẽ làm hình thành các gốc tự do, khiến tế bào ung thư lan nhanh hơn.
Vitamin K (naphthoquinone) – dẫn đến thiếu máu, đông máu, bào mỏng và làm mất độ đàn hồi của da, làm máu đặc hơn.
Vitamin C (ascorbic acid) – gây phản ứng dị ứng dưới dạng phát ban và ngứa da, hình thành huyết khối, suy giảm khả năng truyền tín hiệu của mô thầnh kinh, gây phù mạch
Vitamin nhóm B – dẫn đến chứng loạn dưỡng cơ, suy nhược hệ thần kinh và suy nhược cơ thể, gây phát ban và mẩn ngứa.
Để điều trị ngộ độc vitamin, bạn cần từ từ ngưng sử dụng những sản phẩm chứa vitamin. Các phương pháp mang đến hiệu quả sức khỏe “tức thời” đôi khi sẽ bị phản tác dụng. Hãy lắng nghe cơ thể mình và hỏi ý kiến tư vấn từ bác sĩ để vitamin có thể trở thành người bạn và trợ thủ đắc lực nhất của bạn nhé!