NGHIÊN CỨU VÀ PHỤC HỒI MÀNG BẢO VỆ

Ngày đăng: 19-07-2021

Da được bảo vệ bởi một “bức tường gạch” 

Da có một cấu trúc rất đặc biệt. Hàng rào bảo vệ của da, lớp sừng, giống hệt như một “bức tường gạch”, với những viên gạch là các tế bào corneocyte (vảy sừng) và các lipid đặc biệt với vai trò là lớp “vữa” kết nối các vảy sừng với nhau. 

Đáng ngạc nhiên là vảy sừng hoàn toàn không sở hữu cấu trúc như một tế bào: bên ngoài chỉ được bọc bởi lớp màng protein-lipid và bên trong chứa chất sừng protein cứng. 

Làm sao để xâm nhập vào lớp sừng? 

Vậy làm thế nào để da có thể thở, và các hoạt chất từ mỹ phẩm đi vào các lớp sâu hơn trong da? Thực tế, giữa các vảy sừng có tồn tại các khoảng trống chứa đầy các chất béo đặc biệt được gọi là lớp kép (bilayer). Lớp kép chịu trách nhiệm về tính thẩm thấu và sự di chuyển của các chất qua lớp sừng da. 

Vì lớp sừng có chức năng chủ yếu là bảo vệ nên nó sẽ dày nhất ở những vùng da chịu ma sát thường xuyên nhất, tức là lớp sừng ở lòng bàn tay và bàn chân là dày nhất, và ở mí mắt là mỏng nhất. Lớp sừng càng dày thì chứa càng nhiều keratin và càng ít chất béo.

 Lưu ý: tổn thương ở lớp sừng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho da. 

Sự sống trong tế bào không-sống? 

Trong suốt một thời gian dài người ta đã tin rằng chức năng duy nhất của lớp sừng là dựng lên một rào cản bảo vệ cơ thể và ngăn chặn sự xâm nhập của các chất. Lớp sừng đã bị coi là một lớp vỏ trơ và thụ động. Để tìm hiểu sự thực có đúng là như vậy không, bộ môn nghiên cứu lớp màng bảo vệ da (Corneobiology) đã xuất hiện phục vụ mục đích nghiên cứu lớp sừng của da. Sau nhiều năm nghiên cứu tích cực, người ta đã chứng minh rằng lớp sừng, bao gồm các tế bào vô tri, vẫn đang sống và hoạt động. Mọi chức năng chính của lớp biểu bì chỉ xảy ra ở lớp sừng hoặc có sự tham gia trực tiếp của lớp sừng. Chức năng của lớp sừng rất đa dạng:

  • Kiểm soát độ thẩm thấu;
  • Kháng khuẩn;
  • Chống oxy hóa;
  • Nhận biết cảm giác;
  • Kiểm soát độ ẩm;
  • Quy định khả năng miễn dịch;
  • Bảo vệ da khỏi lão hóa sớm do tia UV.

Bạn có biết: Lớp sừng cũng phụ trách một số chức năng khác của da như nhạy cảm với thời tiết, tiếp xúc môi trường và sản sinh chất dưỡng ẩm riêng. 

Liệu pháp phục hồi màng bảo vệ “Corneotherapy” giữ làn da tươi trẻ và khỏe mạnh 

Khám phá về bộ môn nghiên cứu màng bảo vệ đã tạo ra một cuộc cách mạng trong cách tiếp cận điều trị và chăm sóc da. Nhờ những nghiên cứu  đột phá này, một hướng đi mới đã xuất hiện trong ngành thẩm mỹ - liệu pháp phục hồi màng bảo vệ “Corneotherapy”. 

Liệu pháp Corneotherapy là sự kết hợp giữa phương pháp và phương tiện hoạt động nhằm phục hồi và duy trì chức năng của lớp sừng. Các nguyên tắc chính của liệu pháp này là:

  • Bảo vệ da.
  • Đảm bảo quá trình tái tạo.
  • Điều trị da theo hướng tiếp cận cá nhân hóa.
  • Chẩn đoán tình trạng da.
  • Sử dụng những thành phần phục hồi cấu trúc lớp sừng.

Trị liệu phục hồi màng bảo vệ sẽ bù đắp sự thiếu hụt những chất mà lớp sừng bị thiếu. 

Ví dụ: để duy trì cân bằng nước trên lớp sừng, người ta thường sử dụng các thành phần giữ ẩm tự nhiên như axit amin, ure, axit lactic, v.v. 

Yêu cầu chính đối với các chất sử dụng trong liệu pháp phục hồi màng bảo vệ là không tác động tiêu cực lên các quá trình trong lớp sừng. Liệu pháp này bao gồm 3 lĩnh vực chính: dưỡng ẩm, bảo vệ và cung cấp dinh dưỡng. Ai cũng biết rằng một làn da với hàng rào bảo vệ tốt sẽ giữ được sự khỏe mạnh và trẻ trung lâu dài hơn. 

Độ tuổi nào nên sử dụng liệu pháp phục hồi màng bảo vệ

 Câu trả lời là: bất kỳ độ tuổi nào! Bảo vệ và củng cố chức năng cho lớp hàng rào bảo vệ da là cần thiết đối với mọi lứa tuổi, mọi vấn đề da và mọi loại da. Bằng cách này, da nhận được đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm cần thiết để giữ lại tuổi thanh xuân.

 

Để lại bình luận