LỰA CHỌN MỸ PHẨM "KHÔNG GÂY KÍCH ỨNG"

Ngày đăng: 04-08-2021

Làm sao biết mỹ phẩm không gây dị ứng?

 

Trước hết, cần hiểu rằng da dị ứng và da nhạy cảm là hai tình trạng khác nhau và không phải luôn dễ dàng để phân biệt. Biểu hiện dị ứng luôn rõ rệt hơn (thường là nổi mề đay), đồng thời toàn bộ hệ thống miễn dịch cũng tham gia vào cơ chế phản ứng. Còn da nhạy cảm thường gặp biểu hiện là cảm giác khó chịu, căng tức, nóng nhẹ, vv. do chức năng hàng rào bảo vệ da suy giảm. Khi chức năng này được phục hồi, da không còn mẫn cảm nữa, trong khi dị ứng chỉ thuyên giảm khi các chất gây dị ứng được loại bỏ khỏi chu trình chăm sóc.

 

Làn da dị ứng cần lưu ý điều gì khi thay đổi mỹ phẩm?

 

kỹ thành phần sản phẩm trên nhãn. Nếu da bị dị ứng với bất kỳ thành phần hoạt tính nào trong mỹ phẩm, hãy đổi sang những sản phẩm tương tự có bảng thành phần khác. Nếu bạn bị dị ứng với chất nền (thành phần tạo nên cấu trúc sản phẩm), hãy tìm hiểu chính xác là chất gì và bỏ qua mọi sản phẩm chứa chất đó. Trường hợp không thể phát hiện đúng chất nền gây dị ứng, hãy thử chuyển sang dòng mỹ phẩm khác vì nhà sản xuất thường dùng chung chất nền cho cùng một dòng sản phẩm.

 

Theo quan điểm nhà sản xuất, thế nào là “không gây dị ứng”?

· Trên bao bì, dòng chữ “không gây dị ứng” xuất hiện khi nhà sản xuất đã loại bỏ mọi nguy cơ gây dị ứng với da.

· Thành phần không chứa bất kỳ chất nào có khả năng gây kích ứng cao (gồm rất nhiều chất, như: chất hoạt động bề mặt, cồn biến tính, kiềm, axeton, một số chất bảo quản, hương liệu, tinh dầu, axit, v.v.).

· Nồng độ của các thành phần được kiểm soát nghiêm ngặt (thành phần hoạt chất, bao gồm cả chiết xuất thảo mộc, được thử nghiệm nhiều lần và kiểm định da liễu để xác định ngưỡng nhạy cảm chính xác).

· Mỹ phẩm ít gây dị ứng chứa nhiều thành phần cấp ẩm, làm dịu, phục hồi các đặc tính bảo vệ của da.

Lưu ý rằng nếu bạn bị dị ứng thực phẩm, nguy cơ dị ứng da của bạn cũng sẽ cao hơn. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa dị ứng hoặc da liễu để thực hiện liệu trình chăm sóc đặc biệt dưới sự giám sát của bác sĩ. Mỹ phẩm Teana cũng có thể là trợ thủ đắc lực cho làn da trong quá trình trị liệu này.

Khi nào da trở nên mẫn cảm và có nguy cơ dị ứng?

· Khi chức năng bảo vệ bị suy giảm, có quá nhiều chất xâm nhập vào da. Trong trường hợp này, bước đầu tiên cần làm là khôi phục hàng rào bảo vệ của da.

· Khi chăm sóc quá mức, da không thể dung nạp hết các thành phần và trở nên mẫn cảm, dị ứng với thành phần vốn có lợi trong mỹ phẩm. Trong trường hợp này, nên tạm dừng và chuyển sang dùng các sản phẩm dành cho da nhạy cảm để phục hồi và cấp ẩm. Sau khoảng 6-8 tháng, bạn có thể dần chuyển sang liệu trình chăm sóc tích cực hơn.

· Với người thực sự có bệnh lý dị ứng, phản ứng với chất gây dị ứng trong mỹ phẩm có thể không xảy ra ngay lập tức mà phát tác sau khi da đã hấp thụ một lượng nhất định (ví dụ, sau 3 hoặc 4 ngày sử dụng). Khi gặp tình trạng đó, cần xác định đúng chất gây dị ứng và loại bỏ ngay sản phẩm chứa thành phần đó ra khỏi liệu trình chăm sóc

 

Để lại bình luận