LÃO HÓA ĐÔ THỊ

Ngày đăng: 30-07-2021

Lối sống đô thị khiến ta bị bó buộc trong những nguyên tắc: lúc nào cũng vội vã luôn tay, làm vô vàn thứ việc mỗi ngày. Đôi khi ta không có đủ thời gian cho bản thân, và làn da - thứ ngăn cách môi trường nhạy cảm bên trong với tác động hung hãn bên ngoài - là thứ đầu tiên phải đứng ra chịu trận. Làn da trở nên dễ bị tổn thương và lão hóa sớm bởi nhiều yếu tố tiêu cực, mà đứng đầu là bức xạ tia cực tím và ô nhiễm môi trường. 

Kẻ thù ngay bên ta

 Cái hại của việc tiếp xúc trong thời gian dài với tia UV là cấu trúc tế bào bị phá hủy, DNA tế bào da tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, giảm lưu lượng máu cung cấp cho da, suy yếu khả năng tổng hợp collagen, và sau cùng là những thay đổi thể hiện ra bên ngoài - nếp nhăn. 

Các loại chất ô nhiễm không khí (hoặc chất ô nhiễm nói chung) đều có tác động tiêu cực lên làn da. 

Theo WHO, 99% thành phố trên thế giới có vấn đề về không khí. Đó là lý do thuật ngữ “lão hóa đô thị” xuất hiện, và “cuộc chiến chống ô nhiễm” được khơi mào.

 Phòng còn hơn chống

 Chất ô nhiễm bao gồm mọi tác nhân có tính chất vật lý, hóa học hoặc sinh học, với hàm lượng trong môi trường cao hơn nhiều so với mức nền tự nhiên. Chất thải sinh hoạt và công nghiệp là những yếu tố đẩy làm nhanh quá trình lão hóa theo thời gian của cơ thể con người và đặc biệt là làn da.

 Bạn có biết: hạt ô nhiễm nhỏ nguy hiểm cả khi ta hít và tiếp xúc bởi kích thước nhỏ cho phép chúng dễ dàng thâm nhập vào da. 

Có những loại hạt ô nhiễm nào?

1) Hạt nhỏ rắn và lỏng nhỏ có nguồn gốc độc hại trong không khí

Nguồn: Khí thải từ các nhà máy công nghiệp, xe cộ từ công trình xây dựng, bụi nhựa đường, v.v.

Tác động đến da: Thúc đẩy quá trình oxy hóa và phản ứng viêm, dẫn đến lão hóa sớm, đốm đồi mồi, viêm da cơ địa và dị ứng.

2) Hydrocacbon thơm đa vòng (PAH)

Nguồn: sản sinh ra khi đốt và chế biến các sản phẩm dầu mỏ, than đá, rác thải, thuốc lá (benzanthracene, anthracene, naphthalene).

Tác động đến da: mất cân bằng oxy hóa, kích thích tăng sinh tế bào hắc tố. Hậu quả là ung thư, tăng sắc tố và phát ban dạng mụn.

3) Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)

Nguồn: sản phẩm hóa học, đốt nhiên liệu (benzen, toluen, fomandehit, styren, v.v.).

Tác động đến da: tăng tổng hợp các cytokine tiền viêm (IL-8) gây phản ứng viêm và dị ứng.

4) Ozone

Nguồn: Được tạo ra trong khí quyển bởi bức xạ mặt trời từ khí thải công nghiệp.

Tác động đến da: là chất oxy hóa mạnh nhất, phá vỡ chức năng hàng rào bảo vệ và hệ vi sinh vật trên da, giảm nồng độ vitamin E và C, dẫn đến lão hóa sớm, tăng sắc tố da, chàm, mụn trứng cá nghiêm trọng.

5) Oxit

Nguồn: xe cộ, kỹ thuật nhiệt điện, công nghiệp dầu mỏ (nitơ, lưu huỳnh, cacbon).

Tác động đến da: hình thành các gốc tự do làm oxy hóa protein, lipid, axit béo không bão hòa đa. Hậu quả là hỏng chức năng hàng rào bảo vệ, viêm da dị ứng, tăng sắc tố. 

LÀM SAO BẢO VỆ DA NƠI ĐÔ THỊ?

Để tránh tác động tiêu cực của môi trường lên tình trạng da, bạn cần tuân thủ các quy tắc sau:

· Duy trì chức năng bảo vệ của lớp biểu bì bằng liệu pháp giác mạc;

· Không tẩy da chết quá thường xuyên, chỉ tẩy nhẹ nhàng, kết hợp sử dụng các hoạt chất phục hồi da;

· Sử dụng sản phẩm chống ô nhiễm và khử độc trong trong quy trình chăm sóc tại nhà;

· Sử dụng mỹ phẩm chống oxy hóa hàng ngày;

Hãy dưỡng ẩm cho da thật tốt và đừng quên các sản phẩm bảo vệ tế bào da khỏi tác hại của tia UV.

 

Để lại bình luận