HÀNH TRÌNH CỦA CÁC HOẠT CHẤT VÀO TRONG DA

Ngày đăng: 31-07-2021

Điều gì sẽ xảy ra sau khi các hoạt chất sinh học (BAS – Biological Active Substances) được thoa lên da?

 

Để đánh giá hiệu quả của các hoạt chất, phòng thí nghiệm đặt ra một số tiêu chí cụ thể:

· Khả năng tiếp cận tế bào sống mục tiêu, cụ thể là các thụ thể trên màng tế bào.

· Khả năng tiếp cận màng tế bào khi vẫn ở trạng thái hoạt động, không bị hư hại.

· Khả năng tương tác với một tế bào mục tiêu cụ thể.

· Khả năng gây phản ứng sinh lý đối khi tương tác tế bào (ví dụ: thúc đẩy sự tổng hợp collagen)

Điều gì cản trở hành trình này?

 

Trở ngại chính đối với các hoạt chất sinh học khi xâm nhập vào da là lớp sừng của da. Lớp này bao gồm các tế bào không-sống xếp thành chồng dày đặc – các vảy sừng được liên kết với nhau bởi 1 lớp lipid. Khoảng cách giữa các vảy là rất nhỏ (khoảng 10 nanomét), vậy nên các phân tử lớn (protein, polysaccharid) sẽ không thể đi qua được nếu không có sự hỗ trợ đặc biệt. Lớp lipid giúp các vảy kết dính tạo ra một môi trường kỵ nước, không cho phép các hợp chất tan trong nước xuyên qua. Tuy nhiên, các phân tử nhỏ tan trong chất béo (thành phần của dầu nhờn) thì có thể xâm nhập vào một cách dễ dàng.

 

Hệ thống dẫn chất là gì và nó “đẩy” các hoạt chất sinh học vào da như thế nào?

 

Để hỗ trợ đưa các hoạt chất sinh học vào da, người ta sử dụng một số phương pháp vật lý và hóa học – tạo nên quy trình có thể gọi là “hệ thống phân phối”:

· Phá vỡ hàng rào lipid;

· Hoá lỏng hàng rào lipid;

· Biến đổi chính các phân tử hoạt chất sinh học (ví dụ như cách gắn chúng với các phân tử axit béo hòa tan trong nước để các phân tử đó đưa chúng xuống dưới da);

· Sử dụng các chất có thể thẩm thấu qua da làm chất vận chuyển – tạo thành một phức hợp các phân tử đặc biệt bao quanh các thành phần hoạt tính.

Bạn có biết: Bằng cách bọc hoạt chất sinh học bằng 1 lớp chất khác có khả năng xuyên qua biểu bì, mùi khó chịu và màu đậm của hoạt chất sinh học có thể được trung hoà để tạo ra sản phẩm đẹp mắt và có mùi hương dễ chịu hơn. Cách này cũng giúp giảm tác động kích ứng của các hoạt chất sinh học như retinol hoặc axit salicylic.

 

Các chức năng chính của hệ thống dẫn chất:

· Vận chuyển – nghĩa là cải thiện sự thẩm thấu của các hoạt chất sinh học vào trong da và vận chuyển chúng đến tế bào mục tiêu.

· Bảo toàn bản chất hóa học và sinh học của các hoạt chất.

· Bảo vệ các hoạt chất khỏi bị phân hủy.

· Kiểm soát việc giải phóng từ từ các hoạt chất – mang lại hiệu quả lâu dài trên da.

· Xác định khu vực hoạt động của các hoạt chất sinh học để giải quyết các vấn đề cụ thể trên da.

· Ngoài ra, có một loại hệ thống vận chuyển được thiết kế để lưu giữ cố định trên bề mặt da, giúp tăng cường lớp vỏ hydrolipid hoặc thậm chí thay thế nó.

Bạn có biết: Các nhà khoa học đã tạo ra những hệ thống đặc biệt để phân phối các hoạt chất tới đúng mục tiêu mong muốn, để áp dụng trong những trường hợp như khi một phân tử tín hiệu đặc hiệu cao chỉ tương tác với một thụ thể tại một nhất định thì mới kích hoạt quá trình sinh lý trong tế bào. Những hệ thống phân phối có mục tiêu như vậy hoạt động cực kỳ hiệu quả.

Ưu điểm của hệ thống dẫn chất:

· Khắc phục tình trạng thành phần không tương tích. Hệ thống này cho phép các thành phần tan trong chất béo có thể xâm nhập vào môi trường nước.

· Ngăn chặn quá trình oxy hóa và phân hủy (ví dụ như việc bảo vệ vitamin C để tránh tiếp xúc với không khí).

· Kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm, bao gồm việc bảo vệ các hoạt chất sinh học khỏi quá trình oxy hóa, nhờ đó tránh hiện tượng sản phẩm đổi màu theo thời gian.

· Nâng cao tính thẩm mỹ của thành phẩm (ví dụ như làm bớt mùi khó chịu của hoạt chất sinh học).

· Giảm khả năng kích ứng. Ví dụ, các axit AHA khi được bọc trong 1 lớp như viên nang sẽ tác động lên da dịu nhẹ hơn.

· Duy trì hiệu quả lâu dài. Điển hình như việc giúp giải phóng từ từ các hoạt chất sinh học.

Các nhóm hệ thống dẫn chất

LIPOSOME. Đây là những túi lipid đơn giản bên trong chứa một khoang môi trường ưa nước. Chúng có các đặc tính độc đáo:

· Cung cấp đồng thời cả hoạt chất sinh học ưa nước và kỵ nước.

· Các chất ưa nước được bao bọc ở bên trong chiếc túi liposome, trong khi các chất kỵ nước được hòa tan vào các thành phần ở lớp màng và được giữ chặt ở đó.

· Cấu trúc của liposome tương tự như cấu trúc của lipid trên lớp sừng và màng tế bào. Do đó, khi đi qua lớp sừng, một phần phospholipid trong túi sẽ được giữ lại và hòa vào với lớp lipid kép của lớp sừng, nhờ đó cải thiện các đặc tính bảo vệ của da. Phần môi trường nước của liposome cũng được giải phóng một phần vào lớp lipid kép của lớp sừng, tăng cường quá trình hydrat hóa của biểu bì.

· Nhờ vào thành phần lipid, các túi liposome dễ dàng thâm nhập và hợp nhất với lớp lipid của màng tế bào. Điều này đảm bảo các chất có hoạt tính sinh học được đưa đến đích và giải phóng tại tế bào mục tiêu.

Các loại liposome

· Các túi liposome đơn lớp có kích thước nhỏ.

· Các túi liposome đơn lớp kích thước lớn hơn.

· Các túi liposome đa lớp (gồm nhiều lớp màng lipid). Lớp màng lipid có thể chứa các thành phần lipid khác nhau. Đối với 1 số liposome, lớp lipid được tạo thành bởi phospholipid chiết xuất từ vỏ trứng, đâu nành hoặc dầu hướng dương, một số liposome khác lại có màng tạo thành bởi hỗn hợp nhiều lipid phân lập chiết xuất từ các sinh vật biển. Lớp màng của các liposome như vậy có 56% cấu tạo từ các axit béo không bão hòa đa. Bạn có biết: Một giọt serum có thể chứa tới 2400 túi liposome.

NANOSOMES. Đây là những hệ thống có cấu trúc 1 hoặc 2 lớp với đường kính khoảng 50nm. Thành phần lớp màng của chúng là khác nhau nhưng đều chứa nhiều phosphatidylcholine, một trong những thành phần quan trọng nhất của màng tế bào. Nanosome được tạo nên bởi một chất có tương thích sinh học với màng tế bào, vậy nên chúng có khả năng tương tác hoàn hảo với các tế bào sừng (tế bào của lớp biểu bì) và giảm khả năng dị ứng. Nanosome vận chuyển cả các hoạt chất sinh học tan trong nước và tan trong chất béo. Nhưng ngay cả các nano rỗng cũng rất hữu ích đối với phục hồi màng tế bào. Nhờ kích thước nhỏ (dưới 100nm), chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào da.

Các loại nanosome:

1. Hạt vi cầu (microsphere) – chiết xuất từ tảo. Chúng có hình tròn và chứa một hệ thống vi kênh bên trong. Hoạt chất sinh học nằm trong các kênh này và sẽ được giải phóng vào trong da khi các quả vi cầu khuếch tán hoặc “vỡ” ra.

2. Hạt xốp siêu nhỏ (microsponge) - hình thành từ các liên kết chéo giữa các monome (tiểu đơn vị của lipid). Khi các phân tử này được “nghiền nát”, chúng tạo ra các hình cầu có dạng xốp. Hoạt chất sinh học sẽ nằm trong các lỗ nhỏ trên miếng xốp này. Hạt xốp này có thể giải phóng các hoạt chất sinh học, hoặc ngược lại, hấp thụ các hoạt chất từ bề mặt da (ví dụ như hút bã nhờn trên da để làm khô ráo bề mặt da).

IONOSOMES. Đây là những hệ thống dẫn tương tự như liposome nhưng có chứa polysaccharid trong lớp màng. Chúng cũng tác động tích cực đến tình trạng của da, đồng thời làm tốt chức năng của một chất dẫn giúp vận chuyển hoạt chất sinh học.

Ngoài ra, vẫn còn 1 số hệ thống khác nữa. Xét cho cùng, tính sinh học của các thành phần hoạt tính là vũ khí tối thượng cho tương lai của ngành mỹ phẩm. Ngành thẩm mỹ luôn cố gắng kết hợp mọi hoạt chất sinh học với các chất vận chuyển phù hợp để đảm bảo hiệu quả tối ưu cho người tiêu dùng.





 

Để lại bình luận