CỒN TRONG MỸ PHẨM

Ngày đăng: 23-06-2021

“Nữ hoàng” cồn

Cồn trong mỹ phẩm luôn ở dạng được tinh chế và điều chế đặc biệt. Tổng cộng, có 3 nhóm cồn trong mỹ phẩm:

  1. Cồn khô;
  2. Cồn béo;
  3. Cồn thơm.

Và tất nhiên, mỗi nhóm sẽ có những đặc tính riêng, mà sau đây ta sẽ xem xét thật cẩn thận.

Tại sao cồn khô lại có hại?


Cồn khô trong mỹ phẩm – Cồn biến tính/Alcohol Denat, Ethanol, Isopropyl Aocohol – thường có nhiệm vụ như một chất kháng khuẩn hoặc chất làm khô. Tác dụng kháng khuẩn của chúng sẽ giúp kéo dài sự ổn định và hạn sử dụng của mỹ phẩm. Trên thực tế, vào năm 2020, tất cả mọi người đều đã chấp nhận điều này.  



Trong ứng dụng chung, cồn khô có thể được sử dụng để:

  1. Giúp các thành phần khác của sản phẩm dễ dàng thẩm thấu vào sâu dưới da. Cồn có lợi thế là thu hút các thành phần hoạt tính và mang chúng xuống tới lớp hạ bì mà không gặp trở ngại gì. Hiệu quả của mỹ phẩm được cải thiện nhờ điều này;
     
  2. Hòa lẫn và ổn định các thành phần còn lại. Trong trường hợp này, cồn còn đóng vai trò là chất ổn định, ngăn không cho các chất khác phân hủy thành các phần nhỏ;
     
  3. Kéo dài thời gian sử dụng bằng cách bảo vệ sản phẩm khỏi nhiễm khuẩn.


Tuy nhiên, đằng sau những chức năng hữu dụng này cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực:

  1. Làm khô bề mặt da quá mức. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới bất kỳ làn da nào. Cồn phá vỡ lớp bảo vệ bề mặt và làm rối loạn sự cân bằng axit-bazơ, gây kích ứng, viêm nhiễm và kích thích tuyến bã nhờn;
     
  2. Gây thêm tổn thương cho làn da có vấn đề;
     
  3. Gây tổn thương lớp sừng. Lớp sừng là hàng rào bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh và điều chỉnh độ ẩm cho da. Cồn phá vỡ lớp bảo vệ này, gây ra vô số hậu quả tiêu cực (mụn, viêm, khô, kích ứng).


Điểm quan trọng:  Cồn khô thường xuất hiện trong mỹ phẩm dành cho da bị mụn trứng cá, vì chúng hút nhờn nhanh chóng, làm se khít lỗ chân lông và làm se vùng da viêm. Nhưng chiến thuật này là hoàn toàn sai lầm, vì cồn sẽ đảo lộn sự cân bằng trên bề mặt da, khiến tình trạng da trở nên tệ hơn. Khi da nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm nhất, điều quan trọng cần làm là sử dụng các sản phẩm cấp ẩm và củng cố lớp sừng da. 

Vậy câu hỏi đặt ra là: Cồn hay không cồn?

Giải thưởng cho loại cồn dịu nhẹ và có lợi cho da nhất thuộc về Cồn béo. Có rất nhiều đại diện cho loại cồn này, nhưng phổ biến hơn cả là: Cetearyl Alcohol, Cetyl Alcohol, Caprylic Alcohol, Lauryl Alcohol, Myristyl Alcohol, Stearyl Alcohol, Glycerin (Glycerol).

Điểm thú vị: Cồn nhóm này có 1 điểm chung – chúng đều được sử dụng trong mỹ phẩm với mục đích bảo vệ da khỏi các điều kiện bên ngoài, làm mềm da và ngăn chặn độ ẩm bốc hơi khỏi bề mặt da.

Kết cấu của loại cồn này rất bóng nhờn, đến mức có thể được liên tưởng đến sáp. Trong mỹ phẩm, cồn béo là cần thiết để tạo ra 1 lớp màng khóa lại  (1 lớp màng trên bề mặt da đủ mỏng để ngăn cản sự bay hơi ẩm nhưng vẫn cho da thở), cũng như để sản phẩm dễ dàng thẩm thấu đều vào da trong quá trình sử dụng.

Trong mỹ phẩm chăm sóc da, cồn béo thực hiện chức năng của:

  1. Chất ổn định tạo kết cấu đồng nhất cho các thành phần trong sản phẩm và ngăn chúng phân hủy thành các phần nhỏ.
  2. Chất nhũ hóa cồn béo giúp dầu hòa tan vào nước để chúng có thể tồn tại song song hài hòa cùng nhau trong một sản phẩm.
  3. Chất dẫn cho các thành phần khác thấm sâu vào da, một số loại cồn béo hỗ trợ các thành phần khác thẩm thấu sâu hơn vào lớp hạ bì.


Điểm quan trọng: Cồn béo là hoàn hảo cho da khô và da mất nước. Tuy nhiên, với da dầu và da có vấn đề, tốt nhất chỉ nên chọn sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ hơn, hoặc sản phẩm có cồn béo ở gần cuối bảng thành phần (để tránh gây bít tắc lỗ chân lông).
 

Cồn thơm là cồn có mùi thơm?

Đúng vậy, cồn thơm có mùi thơm dễ chịu và còn được sử dụng trong sản xuất nước hoa. Một số loại cồn nhóm này được sử dụng để chế tinh dầu. Chúng cũng giúp kéo dài hạn sử dụng cho các sản phẩm mỹ phẩm.

Điểm thú vị: Loại cồn này thường được sử dụng như chất bảo quản trong mỹ phẩm tự nhiên/hữu cơ nhờ vào tính an toàn và dịu nhẹ với da, điều mà một số chất bảo quản tổng hợp không thể làm được.

Ảnh: Hoa Ylang Ylang , tinh dầu có chứa cồn

Cồn thơm phổ biến nhất trong mỹ phẩm là Benzyl Alcohol. Loại cồn này mang hương hoa dễ chịu như trà và các loại trái cây. Nếu tỷ lệ Benzyl Alcohol cao thì sản phẩm sẽ có hương hoa rõ rệt. 

Cồn là một nhóm lớn với rất nhiều thành phần, bao gồm cả những loại được ưa chuộng và những loại bị xa lánh. Hãy tự tin khi lựa chọn sản phẩm có cồn béo, và suy nghĩ kĩ trước khi chọn sản phẩm có cồn khô. Và hãy luôn chú ý đến phản ứng của da nhé! Chỉ làn da mới có thể cho bạn biết điều gì là tốt nhất đó.

 

Để lại bình luận