CÁC CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN ĐỘ NHẠY CẢM CỦA DA
Quá mẫn cảm, hay theo ngôn ngữ của các chuyên gia thẩm mỹ, “phản ứng” của da là một vấn đề đã quen thuộc với nhiều người. Mọi làn da đều có thể trở nên nhạy cảm: da khô, da dầu, da lão hóa, da tăng sắc tố. Tình trạng này không chỉ thể hiện trên da mặt mà còn có thể lan rộng trên da đầu và da toàn thân.
Sự thật khoa học lý thú:
· Ở cấp độ vi mô, da nhạy cảm hầu như không khác biệt gì so với da khỏe mạnh.
· Hầu hết những người có làn da nhạy cảm không mắc bệnh mãn tính về da.
· Cảm giác khó chịu của làn da nhạy cảm cho thấy có sự tham gia của hệ thần kinh, có nghĩa là căng thẳng cũng có thể dẫn đến sự gia tăng độ nhạy cảm.
· Độ nhạy cảm của da của hầu hết mọi người đều tăng lên vào mùa hè.
· Không có thống kê nào cho thấy lão hóa da do ánh nắng có ảnh hưởng đến sự phát triển độ nhạy cảm.
· Độ nhạy cảm của da thường không liên quan đến đặc điểm dân tộc và chủng tộc.
· Phụ nữ nhiều khả năng có da nhạy cảm hơn.
· Tình trạng da nhạy cảm thường phổ biến ở người lớn tuổi.
Nói chung, bệnh sinh lý về nhạy cảm của da còn là một lĩnh vực chưa thực sự được hiểu rõ. Ngày nay chúng ta vẫn chưa có một xét nghiệm khách quan nào để xác định độ nhạy cảm của da.
Các triệu chứng chủ quan của da quá nhạy cảm: da căng, nóng rát, ngứa hoặc ngứa râm ran, khó chịu.
Các dấu hiệu khách quan dễ nhận biết: phát ban đỏ (mẩn đỏ), phù nề, bong tróc da.
Bạn có biết: Riêng sự xuất hiện của các triệu chứng chủ quan cũng đã là dấu hiệu cho thấy làn da nhạy cảm.
YẾU TỐ RỦI RO CHO DA NHẠY CẢM
THỰC HIỆN CHỨC NĂNG RÀO CẢN CỦA LỚP SỪNG
Lớp bảo vệ da có thể bị tổn thương do các yếu tố bên ngoài (nắng, gió, lạnh), chăm sóc da không đúng cách, hoặc sử dụng các quy trình gây tổn thương da: tẩy da chết hóa học, laser, liệu pháp trị liệu.
Ngay cả tẩy da chết dạng hạt cứng nếu dược sử dụng hàng ngày trong vòng 1-2 tuần cũng có thể gây ra các nốt ban đỏ trên làn da hoàn toàn khỏe mạnh.
Điều gì diễn ra trên da?
Thành phần định lượng và định tính của lipid và lớp phủ hydrolipid bị xáo trộn. Lớp phủ hydrolipid chủ yếu bảo vệ da khỏi các yếu tố bên ngoài (gió, lạnh) và bảo tồn hệ vi sinh vật trên da. Mất cân bằng lipid trên lớp sừng dẫn tới mất nước xuyên biểu bì, tạo điều kiện cho các chất xâm nhập vào da, bao gồm cả các chất dằn (ballast) trong mỹ phẩm.
Điều này tạo những cảm giác vừa chủ quan vừa có thể được quan sát bằng trực quan trên da:
· Độ căng tức.
Khi thiếu nước, lớp sừng (với các tế bào chết) trên bề mặt da bị nhăn và biến dạng, gây nên cảm giác căng tức.
· Bong da.
Khi thiếu nước, enzyme trên bề mặt da hoạt động kém tích cực, gây gián đoạn quá trình tẩy tế bào chết của lớp sừng.
· Mẩn đỏ (ban đỏ).
Sự gia tăng tính thẩm thấu ở lớp sừng làm tăng tốc độ thẩm thấu của các thành phần hoạt tính trong mỹ phẩm, gây hậu quả là da phản ứng dưới dạng nổi mẩn đỏ. Về chủ quan, da sẽ cảm thấy ngứa, râm ran và bỏng rát.
Lời khuyên cho chăm sóc da:
· Phục hồi và tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da.
· Sử dụng các sản phẩm làm sạch có độ pH vừa phải, có chiết xuất hoa cúc, trà xanh và các thảo mộc lành tính giúp bảo vệ lớp màng hydrolipid của da.
· Sử dụng sản phẩm có các chất phục hồi lớp màng lipid bảo vệ da.
· Sử dụng axit béo cần thiết (dạng dầu), ceramide và cholesterol.
· Dưỡng ẩm :
* Sản phẩm có chức năng tạo 1 lớp tương tự lớp dầu trên da, tức là một màng bán thấm trên bề mặt da, ngăn cản sự bay hơi của nước mà không cản trở quá trình hô hấp hay làm giảm độ nhạy cảm của các đầu dây thần kinh (chiết xuất marilance, màng phân tử, dầu squalene và các dẫn xuất khác, dầu thực vật, sáp và este tự nhiên).
* Các chất hút và giữ nước. Có 2 dạng: trọng lượng phân tử thấp (urea, axit amino, chất giữ ẩm tự nhiên) và trọng lượng phân tử cao (axit hyaluronic, pectins, collagen, keratin, chitosan).
· Sử dụng các loại thuốc chống viêm: chiết xuất thực vật (rau má, hoa cúc, lô hội, v.v)
PHỤC HỒI DA
Khi sử dụng các hoạt chất mạnh, liệu pháp tiêm vi điểm và liệu pháp xâm lấn, da nhạy cảm có thể xuất hiện ban đỏ, bong tróc, khó chịu. Trong trường hợp này, bạn cần phải dừng mọi liệu pháp đang sử dụng ngay, tạm thời đổi sang các sản phẩm trung tính nhất, và loại bỏ ngay các liệu pháp tiêm và liệu pháp xâm lấn.
Lời khuyên cho chăm sóc da:
· Sử dụng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp chiết xuất hoa cúc, trà xanh và các thành phần hỗ trợ bảo vệ lớp màng hydrolipid của da.
· Giữ ẩm: sản phẩm có thành phần mô phỏng lớp dầu nhờn của da (tạo một lớp màng bán thấm trên bề mặt cho phép oxy và carbon dioxide tự do đi qua) và thành phần làm giảm độ nhạy cảm của các đầu dây thần kinh (dầu silicon lỏng, polysaccharide tự nhiên, protein gốc thực vật, hoạt tính có chiết xuất làm dịu da).
· Sử dụng thuốc chống viêm: các peptide điều hòa hệ miễn dịch giúp bình thường hóa hệ miễn dịch của da và khôi phục sự cân bằng của các cytokine.
Sau khi da đã cải thiện, bạn có thể dần quay lại liệu trình chăm sóc tích cực. Trong thời gian chăm sóc da với liệu trình lăn kim hoặc liệu trình tác động bằng thiết bị làm đẹp, hãy tiếp tục sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm chống viêm tại nhà.
DỊ ỨNG
Dị ứng có thể phát triển chỉ từ một lượng chất rất nhỏ đi vào da, nếu nồng độ của nó trong da đạt tới ngưỡng gây phản ứng. Ngưỡng này là khác nhau đối với mỗi người.
Đây là vấn đề nghiêm trọng cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Việc xác định thành phần gây dị ứng là cực kỳ khó. Thành phần của mỹ phẩm hiện đại bao gồm hàng loạt các chất khác nhau. Dị ứng có thể do các thành phần hoạt tính sinh học hoặc của chính chất nền của sản phẩm gây ra. Điều quan trọng là phải tìm ra chất nào đã gây dị ứng cho bạn và tránh mọi sản phẩm có chứa chất đó.
Độ nhạy cảm của da luôn là một vấn đề nhức nhối. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn mỹ phẩm phù hợp để cung cấp giải pháp hoàn chỉnh cho vấn đề của da hoặc làm thuyên giảm độ nhay cảm về lâu dài. Mỹ phẩm chứa hoạt chất neuroactive, đặc biệt là dòng serum Ampoule Stress Control và booster Expert Boost là những sản phẩm đã thành công trong việc giảm độ nhạy cảm của da.