CÁCH ĐỌC NHÃN MỸ PHẨM

Ngày đăng: 09-08-2021

 

Khi lựa chọn mỹ phẩm, chắc hẳn tất cả chúng ta đều sẽ đọc thành phần trên nhãn sản phẩm trước khi mua. Liệu hành động này có mang lại lợi ích gì không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

 

Đi dạo thị trường từ đại trà đến cao cấp, ta thường thấy thành phần trên nhãn các sản phẩm hầu như chẳng khác biệt gì nhau. Như vậy có phải sản phẩm nào cũng giống nhau cả hay không? Hoàn toàn không phải đâu nhé.

 

Bản thân các thành phần hiện diện trên thị trường mỹ phẩm đều đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, do vậy việc trùng lặp thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm thật ra cũng là điều dễ hiểu thôi. Tuy nhiên, điểm khác biệt quan trọng nằm ở công nghệ sản xuất và mức độ tinh khiết của thành phần.

 

Bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm nào cũng được tạo nên từ các yếu tố cố định là chất nền (nơi thành phần hoạt tính được hòa tan), chất ổn định, chất nhũ hóa (đảm bảo cấu trúc chất nền), chất bảo quản (ngăn ngừa vi sinh vật có hại), và cuối cùng là nước (quá trình tinh lọc nước có thể rất tốn kém).

 

Liệu thành phần "lạ" có trong mỹ phẩm có phải điều đáng mừng không? Sự thật thì thường là không đâu.

 

Dù bạn là chuyên gia hóa học hay chuyên gia phát triển công thức mỹ phẩm thì cũng thật khó để nghiên cứu kỹ lưỡng các thành phần dựa vào những gì ghi trên nhãn mác, bởi trên đó sẽ không ghi tỷ lệ, hàm lượng các chất hay cơ chế tạo ra thành phần đó (nhiệt độ đun, tốc độ quay, v.v.) – tất cả là bí quyết riêng của nhà sản xuất để đảm bảo sản phẩm của mình độc đáo hơn đối thủ cạnh tranh.

 

Các thành phần hoạt tính luôn được kiểm soát nghiêm ngặt sao cho hàm lượng được cho phép trong sản phẩm luôn là hàm lượng tối thiểu cần thiết để chúng có thể đem lại hiệu quả. Để được ghi chất đó trên nhãn, hàm lượng của chúng phải ở mức chính xác mức quy định, không nhiều hơn, không ít hơn. Đây là quy định các nhà sản xuất không thể vi phạm, kể cả khi họ muốn.

 

Nhà máy sản xuất mỹ phẩm tiếp nhận các hoạt chất ở dạng cô đặc nguyên chất hoặc phức hợp (trộn sẵn). Lấy ví dụ, peptide trước đây thường được bán dưới dạng hòa vào dung dịch nước, đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn để chiết xuất, do đó thường ở giữa danh sách thành phần. Giờ đây peptide được làm ở dạng bột cô đặc, bởi vậy chúng chuyển xuống cuối danh sách vì lượng bột sử dụng ít hơn lượng dung dịch nước (nhưng hàm lượng peptide thực tế thì không hề thay đổi.. 

 

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng không phải cứ nằm cuối danh sách là đồng nghĩa với hàm lượng "quá thấp".

 

Hãy lấy ví dụ là thành phần vitamin E (tocopherol acetate) trứ danh. Thành phần Vitamin E luôn đứng cuối bảng bởi nồng độ hoạt động cần thiết chỉ ở mức khoảng 1% để có tác dụng chống lão hóa, hoặc 4% để có tác dụng trị khô da.

 

Hãy luôn nhìn vào công thức tổng thể của sản phẩm. Một khi tồn tại với lượng quá cao, các thành phần hoạt tính có nguy cơ xung đột với nhau. Việc kết hợp nhiều hoạt chất khác nhau ở hàm lượng thấp sẽ giúp hạn chế rủi ro đó, đồng thời mang lại hiệu quả như mong muốn.

 

Hành động đọc nhãn để tìm thành phần “có hại” hay “bị cấm” trong công thức mỹ phẩm thường không giúp ích nhiều, bởi mọi nhà sản xuất đều được kiểm định chặt chẽ trước khi đạt được giấy chứng nhận cho bất kỳ sản phẩm nào. Bạn sẽ chẳng gặp vấn đề gì nếu mua hàng từ một thương hiệu uy tín đâu.

 

Nếu vậy thì có cần thiết phải đọc bảng thành phần không? Câu trả lời là có. Ví dụ như bạn bị dị ứng với một thành phần nào đó, thì việc nghiên cứu bảng thành phần sẽ giúp bạn tránh lãng phí tiền vào sản phẩm không phù hợp. 

 

Đôi khi chất gây kích ứng cho bạn là một hoạt chất ghi trên nhãn trước, nhưng cũng có thể chỉ nằm trong bảng thành phần mở rộng ở nhãn sau. Một số người bị dị ứng không chỉ với các hoạt chất, mà còn với chất nền (chẳng hạn, nếu bị dị ứng propylene, hãy tìm đến sản phẩm chứa thành phần glycerin, tránh propylene glycol, butylene glycol và các glycol khác). Ngoài ra, cần hiểu rằng ở mỗi người cơ chế dị ứng lại khác nhau, do vậy cần có tư vấn của bác sĩ da liễu để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.

 

Để lại bình luận